Phân biệt địa vị Thế tử

Người thừa kế tước Vương

Khi trước, danh vị "Thế tử" dùng để gọi người thừa kế của những người mang tước Công trở xuống, và thường là những tước Hầu có thế lực tựa như chư hầu, tức đó đất phong riêng biệt. Vào thời Tam Quốc, Tào Tháo từ "Ngụy công" thành "Ngụy vương", người con trai sẽ thừa kế của ông là Tào Phi được lập thành 「Ngụy Thái tử; 魏太子」[8]. Giai đoạn Tào Ngụy, khi Tư Mã Viêm kế thừa vị trí Trữ quân của tước "Tấn vương", xưng gọi 「Tấn Thế tử; 晋世子」, đã mở đầu cho việc thừa kế tước Vương sẽ hạ xưng thành Vương thế tử[9][10]. Sau đó không lâu, Tào Hoán lại nâng Tấn Thế tử lên thành Thái tử, trước khi họ Tào chính thức bị ép nhường ngôi[11].

Có thể thấy do nhà Tấn bắt đầu, tước Vương vốn dĩ có người thừa kế gọi "Thái tử" giống như Hoàng thái tử, đã chính thức bị hạ xuống thành Vương thế tử, và cách dùng này kéo dài mãi cho nhiều triều đại sau nhằm biểu thị tính tập quyền và riêng biệt cho Hoàng đế, cũng là nâng khoảng cách giữa tước vị Hoàng đế và tước Vương. Đời nhà Minh, Hoàng đế Minh Thái Tổ quy định chỉ có "Đích tử" (嫡子; con trai do chính thất sinh ra) mới có tư cách trở thành Thế tử của tước Vương đó[12]. Sau, nhà Thanh cải định lệ: "Thừa kế Hòa Thạc Thân vương phong làm Thế tử, thừa kế Đa La Quận vương phong làm Trưởng tử"[13]. Các đời Minh-Thanh, khi phong Thế tử đều phải dùng kim sách và kim bảo, quyết định phong tước rồi mới tiến hành sách phong, chứ không phải là một danh xưng tự phát.

Điều này cũng xảy ra trong lịch sử Việt Nam, vào thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn, các chúa Trịnh có quyền hành to lớn, thay Hoàng đế nhà Hậu Lê cai trị, thực chất là vị quân chủ thực sự của Đại Việt. Chúa Trịnh khi ấy mang tước Vương, do đó những người thừa kế của chúa Trịnh đều xưng Vương thế tử, có lễ sách phong riêng biệt, quần áo và lễ nghi cũng riêng biệt tương đương với các Thái tử họ Lê. Điều này tương tự với các con thừa kế của chúa Nguyễn, tuy nhiên quy chế của chúa Nguyễn chỉ gọi các Trữ quân bằng Thế tử như kiểu nhã xưng, không hề có quy tắc mang tính quy mô như chúa Trịnh vì các chúa Nguyễn phần lớn thời kỳ chỉ xưng tước Quốc công mà thôi.

Người thừa kế Chư hầu

Vì là nước phiên thuộc nhà Minhnhà Thanh, các vị Vua của nhà Triều Tiên thường tránh xung đột nên không xưng Hoàng đế, đa số đều xưng Vương, do vậy kính xưng của các Triều Tiên vương là Điện hạ (殿下; 전하Jeonha) thay vì Bệ hạ như tước Hoàng đế, nên người thừa kế của các Quốc vương Triều Tiên là Vương thế tử (王世子; 왕세자Wangseja) được tôn xưng là Để hạ (邸下; 저하Jeoha). Nơi ở của Thế tử gọi là Đông Cung (東宮; 동궁Donggung), có quan lại và hậu cung riêng, y hệt một triều đình thu nhỏ, yêu cầu cơ bản của một Trữ quân của một quốc gia thời Đông Á. Người Triều Tiên theo văn hóa Hán, do vậy họ cũng có cách gọi khác cho Thế tử như Xuân Cung (春宮; 춘궁Chungung), vì theo Ngũ hành thì Đông Cung tại hướng Đông, theo tiết trời là mùa xuân. Bên cạnh đó, người Triều Tiên thậm chí gọi Thế tử bằng các tôn xưng mang tính rất triết lý Hán văn như Chính Dận (正胤; 정윤Jeong-yun), Nhị Cực (貳極; 이극Igeug) cùng một từ rất phổ biến thời Minh là Quốc Bổn (國本; 국본Gugbon).

Do vấn đề đích-thứ và Nho phong ở Triều Tiên rất gay gắt, các Thế tử thừa kế của Triều Tiên vương chủ yếu là Đích trưởng tử - tức con trai trưởng do Vương phi sinh ra. Theo thông lệ Triều Tiên, các vị "Đích trưởng tử" đến một thời gian nhất định sau khi sinh ra sẽ được sách phong Nguyên tử (元子; 원자Wonja) - danh hiệu nhằm xác định chính xác đây sẽ là người thừa kế trong tương lai. Sau đó khi Nguyên tử được khoảng 8 tuổi thì quần thần sẽ bắt đầu thỉnh cầu Quốc vương xác định người kế vị và đó chính là thỉnh cầu sách phong Thế tử. Việc cử hành Lễ sách phong Thế tử vào năm 8 tuổi là căn cứ vào quan niệm trưởng thành truyền thống theo độ tuổi. Ngày xưa các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đều tin vào học thuyết chu kì 8 năm ở nam và 7 năm ở nữ. Khi Đích trưởng tử chết, nếu có em trai cùng mẹ thì sẽ kế thừa vị trí Thế tử, những người em trai cùng mẹ ấy chính là các Đích thứ tử (嫡次子). Chỉ khi Quốc vương không có Đích tử, vị trí Trữ quân mới được truyền cho con cái dòng thứ xuất (như Quang Hải Quân). Trường hợp tất cả con trai của Quốc vương đều qua đời trước ông, vị trí Trữ quân khi đó sẽ truyền cho các Đích trưởng tôn (嫡長孫) - các cháu trai do con dâu cả sinh ra của Quốc vương, và khi đó Trữ quân sẽ được gọi là Vương thế tôn (王世孫; 왕세손Wangseson), trường hợp này chính là Triều Tiên Chính Tổ. Nếu dòng dõi vị Quốc vương đó tuyệt tự, Vương vị mới truyền đến người em kế thứ, lúc đó sẽ trở thành Vương thế đệ (王世弟; 왕세제Wangseje), trường hợp này chính là Triều Tiên Anh Tổ.

Tương tự ở Triều Tiên, Vương quốc Lưu Cầu nhiều đời chịu sự phiên thuộc, tước vị Thế tử của Trữ quân tại quốc gia này đều do Minh-Thanh hai triều sắc phong, nhưng ở bản địa, người Lưu Cầu quan gọi Trữ quân của họ là Trung Thành vương tử (中城王子; ナカグシクヲージNakagushiku Wōji). Theo lệ, Trữ quân của Lưu Cầu cũng như các Án ti, được trao lãnh địa riêng để cai quản. Lãnh địa ấy của Trữ quân nay là khu vực Nakagusuku, OkinawaUruma, khi đó có tên Trung Thành Gian Thiết (中城間切), do đó các Trữ quân Lưu Cầu mới có danh xưng như vậy. Các Trữ quân của Lưu Cầu khi vừa sinh ra sẽ có Đồng danh (童名; tên lúc nhỏ, tương tự Ấu danh), sau đó 5 tuổi bắt đầu đặt Đường danh (唐名; ý chỉ các tên theo kiểu chữ Hán). Sau khi chính thức chọn Đường danh, Trữ quân đó sẽ đến Ngự điện của Trung thành để sống, do đó dân gian cũng có gọi là Trung Thành ngự điện (中城御殿), ngoài ra còn có tôn xưng Ngự Thái tử (御太子; グティシGu tishi).

Đài Loan, từng có một quốc gia gọi là Vương quốc Đông Ninh do Trịnh Thành Công dựng lên. Vương triều này cũng thiết đặt chính quyền như của một chư hầu theo kiểu Hán quyển, xưng gọi Thế tử cho người thừa kế của mình.